Niềng răng có đau không? Giai đoạn nào đau nhất?

Niềng răng có đau không? Giai đoạn nào đau nhất? Đó là những thắc mắc thường thấy của những người có ý định niềng răng và chuẩn bị niềng răng. Theo dõi bài viết dưới đây để có cái nhìn đúng đắn hơn về việc niềng răng nhé!

Sự thật không mấy vui vẻ rằng  niềng răng sẽ gây ra những đau nhức nhất định trong quá trình chỉnh nha. Những cơn đau này xuất hiện trong khoảng 4-5 ngày đầu. Mỗi lần bác sĩ siết chặt dây cung, sau đó cơn đau sẽ biến mất.

Lý do của những cơn đau này tới từ nguyên lý hoạt động của niềng răng. Khi dây cung được siết chặt sẽ gây áp lực lên răng, khiến chân răng bên dưới bắt đầu phá vỡ xương hàm và di chuyển.

Khi xương hàm bị phá vỡ sẽ khiến nướu bị  sưng viêm nhẹ và tạo ra cảm giác đau nhức. Nhưng ngay sau đó cơ thể sẽ tự sản sinh ra các tế bào để giảm sưng viêm và tái tạo lại xương mới.

Niềng răng giai đoạn nào cảm thấy đau nhất?

  1. Giai đoạn đặt thun tách kẽ

Theo thống kê, có tới hơn 82% các bác sĩ & người đã từng chỉnh nha cho biết: Niềng răng đau nhất ở giai đoạn đặt thun tách kẽ.

Đây là giai đoạn sẽ được nha sĩ thực hiện trước khi đặt dây cung niềng răng. Bác sĩ sẽ nhét những chiếc thun cao su vào giữa các răng hàm răng nhằm mục đích để nới rộng khoảng cách giữa các răng hàm để đặt khâu niềng răng dễ dàng hơn.

Sử dụng  kích thước cố định nên thun tách kẽ liên tục ép răng hàm phải di chuyển nhanh chóng. Vì khi gắn thun tách kẽ bạn sẽ cảm thấy khá tồi tệ và đau hơn nhiều so với khi xiết răng.

Giai đoạn đặt thun tách kẽ

  1.  Giai đoạn mới đặt mắc cài

Quá trình bác sĩ lắp mắc cài và dây cung lên răng sẽ không gây cảm giác đau nhức ngay lúc đó, mà sau khi siết dây cung khoảng vài giờ đồng hồ thì cảm giác đau mới xuất hiện

Tuy nhiên cảm giác đau khi niềng răng sẽ không quá khó chịu và hầu hết một người bình thường có thể chịu được. Cảm giác đau nhất trong giai đoạn này có thể kéo dài khoảng 4 – 5 ngày rồi sau đó sẽ biến mất.

  1.  Giai đoạn bạn cần siết dây cung định kỳ

Tái khám định kỳ là một phần không thể thiếu trong quá trình niềng răng. Thông thường, các bác sĩ sẽ khám định kỳ 1 lần / 1 tháng, việc tái khám định kỳ sẽ giúp bạn loại bỏ những rủi ro không đáng có và phát hiện những bất thường trong quá trình chỉnh nha. Đồng thời để theo dõi sức khỏe răng miệng của bạn. 

Nhưng mục đích chính khi tái khám là để bác sĩ kéo căng lại lực xiết của dây cung. Khi dây cung được kéo căng lại thì chân răng sẽ bị tác động, gây áp lực. Do vậy những cảm giác đau nhức khi niềng răng lại kéo tới. Bạn sẽ cảm thấy răng mình đau nhức và khó chịu

Nhưng những cảm giác đau này cũng vẫn chỉ diễn ra trong khoảng 3 – 4 ngày, sau đó cũng sẽ lại biến mất. Quá trình này sẽ lặp đi lặp lại cho tới khi răng trở về khớp cắn chuẩn.

Giai đoạn siết dây cung định kỳ

Làm thế nào để hạn chế cảm giác đau khi chỉnh nha

Cảm giác đau nhức khi niềng răng thực sự khá khó chịu, nó khiến người chỉnh nha có phần bị đảo lộn cuộc sống sinh hoạt hàng ngày mỗi khi xiết răng. Chúng tôi sẽ đưa ra cho bạn một số lời khuyên giúp quá trình chỉnh nha của bạn không còn là nỗi “ ám ảnh”. Thực hiện các cách giảm đau khi niềng răng dưới đây sẽ giúp bạn phần nào bớt đau đớn trong quá trình niềng răng.

sinh hoạt sau chỉnh nha

  1. Chườm đá lạnh

Hơi lạnh từ đá  sẽ khiến các dây thần kinh xung quanh miệng tạm thời bị tê liệt. Do vậy cảm giác đau khi niềng răng sẽ bị ức chế một khoảng thời gian ngắn. Phương pháp này hoàn toàn không gây hại cho răng, do vậy bạn có thể thực hiện liên tục cho tới khi cảm thấy miệng của mình dễ chịu hơn.

  1. Uống thuốc giảm đau

Trong trường hợp cơn đau quá dài, hoặc bạn cảm thấy quá đau, có thể sử dụng vài loại thuốc như ibuprofen, efferalgan,… Tuy nhiên, bắt buộc phải thông qua ý kiến với bác sĩ chỉnh nha của mình để có liều lượng và cách dùng phù hợp với bản thân.

  1. Ăn thực phẩm mềm, loãng sẽ giúp răng bớt đau

Cảm giác đau nhất khi niềng răng chỉ xảy ra ở những ngày đầu tiên. Do vậy trong những ngày này bạn cần kiêng ăn thực phẩm quá cứng hoặc quá dai.

Các món ăn loãng và mềm như cháo, súp, sinh tố, nước ép… sẽ là phương án tốt nhất vào thời điểm này giúp răng bạn không cần phải cử động quá nhiều.

  1. Súc miệng đều đặn bằng nước muối sinh lý sẽ giúp làm sạch răng

Trong quá trình đeo khí cụ niềng,miệng của bạn có thể sẽ bị loét, nhiệt  trên má, nướu vì các vùng này hay cọ xát với mắc cài. Nếu bạn có những tình trạng này thì hãy làm dịu cơn đau bằng việc súc miệng với nước muối sinh lý.

Nước muối có thể sát khuẩn vết thương, giảm sưng tấy và tăng cường khả năng sát trùng, chống nhiễm khuẩn cho răng miệng. Có thể tự pha nước muối ấm để súc miệng với tỉ lệ vừa phải. Tuy nhiên khuyến khích bạn sử dụng nước muối sinh lý để đảm bảo vệ sinh và hiệu quả hơn.

  1. Massage nướu răng của bạn

Khi bạn cảm thấy đau nhức miệng thì bạn hãy xoa nướu răng thật nhẹ nhàng để các mô răng được thoải mái, giảm thiểu các cơn đau từ việc siết răng.

  1. Sử dụng sáp chỉnh nha

Nếu bạn sử dụng răng mắc cài thì việc mắc cài cọ xát với các mô mềm trong miệng là khó tránh khỏi. Việc cọ xát với mắc cài khiến môi, miệng của chúng ta bị tổn thương. Hạn chế điều này bằng cách sử dụng loại sáp chỉnh nha chuyên dụng để bọc lại các phần mắc cài gây tổn thương mô miệng. Sáp chỉnh nha hiện nay được bán nhiều trên mạng hoặc ở các cơ sở nha khoa nên bạn có thể dễ dàng mua chúng.

Hy vọng bạn sẽ thấy thông tin phía trên có ích cho việc lựa chọn niềng răng của bạn. Cái răng cái tóc là góc con người, vậy nên bạn hãy suy nghĩ thật kỹ để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất cho bản thân mình.

Exit mobile version